Nọc độc Chi Cạp nia

Các loài trong chi Bungarus có nọc độc với độc tính đối với hệ thần kinh, có hiệu lực cao hơn nhiều lần so với nọc rắn hổ mang. Cú cắn của chúng rất nguy hiểm và gây ra trụy hệ hô hấp đối với nạn nhân. Trước khi có thuốc chữa rắn cắn có tác dụng được điều chế ra, thì tỷ lệ tử vong của nạn nhân lên tới 75%[4]. Vì các vết cắn của chúng ít khi sưng hay đau nhiều, nạn nhân có thể nhận được cấp cứu quá trễ sau khi triệu chứng tê liệt thần kinh đã bột phát ; một điều may mắn là chúng rất ít khi hung hãn. Năm 2001, tiến sĩ Joe Slowinski đã bị một con cạp nia non cắn trong khi tiến hành nghiên cứu thực địa về chúng tại Myanma, do không kịp nhận sự hỗ trợ y tế nên đã chết.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi Cạp nia http://animal.discovery.com/fansites/jeffcorwin/ca... http://www.kingsnake.com/elapids/kraits.htm http://www.survivaliq.com/survival/poisonous-snake... http://reptile-database.reptarium.cz/ http://reptile-database.reptarium.cz/search.php?su... http://srs.embl-heidelberg.de:8000/srs5bin/cgi-bin... http://www.embl-heidelberg.de/~uetz/LivingReptiles... http://www.embl-heidelberg.de/~uetz/families/Elapi... http://www-surgery.ucsd.edu/ent/DAVIDSON/Snake/Bun... http://www.itis.usda.gov/servlet/SingleRpt/SingleR...